Giới thiệu chương trình
Chương trình Kỹ năng đặc định – Tokutei 「特定技能」 (KNĐĐ) là chương trình tiếp nhận lao động của Nhật Bản với mục đích đưa người lao động sang Nhật Bản làm việc, nâng cao tay nghề, kỹ năng, cải thiện tác phong làm việc công nghiệp, ngoại ngữ,… sau đó quay trở về làm việc và đóng góp cho Việt Nam.
Với thời hạn làm việc 05 năm, chương trình KNĐĐ dành cho người lao động có trình độ, tay nghề và tiếng Nhật nhất định.
KNĐĐ được chính phủ Nhật Bản thông qua vào ngày 8/12/2018 và đã bắt đầu triển khai vào tháng 4/2019 với 2 chương trình: “Kỹ năng đặc định số 1” + “Kỹ năng đặc định số 2” (các bạn chỉ cần quan tâm chương trình “Kỹ năng đặc định số 1” trong thời điểm hiện tại, do chương trình còn lại chưa được áp dụng).
Thời điểm hiện tại, chỉ có chương trình Kỹ năng đặc định (KNĐĐ) số 1 chính thức được áp dụng, chương trình KNĐĐ số 2 dành cho đối tượng đã hoàn thành chương trình KNĐĐ số 1 và hiện tại chưa có thông tin chính thức về chương trình này.
Tóm lại, các bạn chỉ cần quan tâm chương trình KNĐĐ số 1 ở thời điểm này.
Chương trình KNĐĐ số 1, cho phép 2 đối tượng sau được tham gia:
Nếu đang ở Việt Nam, bạn phải đăng ký chương trình thông qua tổ chức/cơ quan phái cử được cấp phép.
Hiện tại chương trình Kỹ năng đặc định không giới hạn độ tuổi tối đa, nhưng độ tuổi tối thiểu là từ 18 tuổi trở lên.
Tuy nhiên, độ tuổi tham gia có thể phụ thuộc vào yêu cầu tuyển dụng từ phía công ty tuyển dụng lao động Nhật Bản.
Tùy thuộc vào yêu cầu tuyển dụng từ phía công ty tuyển dụng lao động Nhật Bản.
Có 14 ngành nghề tiếp nhận như sau:
Lương cao hơn Thực tập sinh và tương đương với người Nhật cùng một trình độ trong ngành nghề đó (tuy nhiên sẽ phụ thuộc vào khu vực tiếp nhận làm việc).
Người lao động sẽ tự chi trả tiền nhà, đóng các khoản bảo hiểm, thuế,… như lao động người Nhật.
Điều kiện khi tham gia chương trình KNĐĐ như sau:
Hiện tại, thời gian làm việc của chương trình kỹ năng đặc định số 1 là 5 năm và kỹ năng đặc định số 2 là 5 năm, tổng cộng 2 chương trình là 10 năm.
Tuy nhiên, để tham gia KNĐĐ số 2 (được bảo lãnh người thân và cơ hội vĩnh trú tại Nhật) thì người lao động cần phải hoàn thành KNĐĐ số 1.
Đang cập nhật, bạn nhớ đón theo dõi sau nhé!
Có thể là do người lao động chi trả hoặc thỏa thuận với công ty tiếp nhận.
Đang cập nhật, bạn nhớ đón theo dõi sau nhé!
Kỳ thi kỹ năng đặc định bao gồm: thi năng lực Nhật ngữ và thi chuyên môn tay nghề.
Nếu thi rớt, người lao động có thể đăng ký thi lại.
Thời gian làm việc theo chương trình Thực tập sinh kỹ năng có thời hạn từ 3 – 5 năm và được chia thành 3 giai đoạn. Khi chuyển tiếp mỗi giai đoạn, người lao động cần phải vượt qua kỳ thi kiểm tra tay nghề để được tiếp tục làm việc tại Nhật.
Từ đó, với đối tượng thực tập sinh 3 năm các bạn thường phải thi chứng chỉ tay nghề cấp 3 trước khi về nước, chứng chỉ này thường được sử dụng để tiếp tục gia hạn làm việc tại Nhật thêm 2 năm (đối với chương trình 5 năm).
Nếu là thực tập sinh kỹ năng về nước có trình độ tiếng Nhật N4 trở lên, nhưng không có bằng kỹ năng cấp 3, người lao động vẫn có thể đăng ký tham gia chương trình kỹ năng đặc định.
Tuy nhiên, bạn phải có giấy xác nhận hoàn thành chương trình thực tập tại Nhật do công ty cũ xác nhận. Nếu bạn không thể xác nhận hoặc công ty cũ không đồng ý xác nhận thì bạn phải thi kỹ năng chuyên môn.
Thời gian phụ thuộc vào việc lựa chọn ngành nghề (đúng ngành nghề/ trái ngành), công ty (cùng/ khác công ty), xét duyệt hồ sơ và có phải thi Kỹ năng đặc định (kỹ năng chuyên môn) hay không.
Nếu là thực tập sinh kỹ năng về nước có bằng kỹ năng cấp 3 nhưng không có bằng tiếng Nhật trình độ tiếng Nhật N4 trở lên, người lao động vẫn có thể đăng ký tham gia chương trình kỹ năng đặc định. Khi đó, bạn cần thi để lấy bằng N4 hoặc thi kỹ năng tiếng Nhật của kỳ thi kỹ năng đặc định.
Thời gian phụ thuộc vào việc lựa chọn ngành nghề (đúng ngành nghề/ trái ngành), công ty (cùng/ khác công ty), xét duyệt hồ sơ và có phải thi Kỹ năng đặc định nay không.
Thi kỹ năng chuyên môn sẽ tùy vào từng ngành nghề cụ thể.
Nội dung thi đang cập nhật, bạn nhớ đón theo dõi sau nhé!
Chương trình Kỹ năng đặc định cho phép người lao động chuyển việc nếu có lý do chính đáng, tuy nhiên thủ tục chuyển việc rắc rối và cần xác nhận từ nhiều phía. Do đó, không khuyến khích người lao động chuyển việc.
Người lao động khi tham gia chương trình Kỹ năng đặc định muốn chuyển việc thì phải tự tìm công ty khác để ứng tuyển hoặc nhờ sự giúp đỡ từ tổ chức hỗ trợ.
Người lao động bắt buộc phải được công ty khác tiếp nhận trước khi chính thức nghỉ công ty đang làm việc và hoàn thành các hồ sơ chuyển việc cần thiết.
Đối với Thực tập sinh kỹ năng đã về nước có lợi thế hơn nhiều so với ứng viên hoàn toàn mới tham gia chương trình kỹ năng đặc định ở các khía cạnh sau:
Đặc biệt, nếu bạn đã có N4 cùng bằng kỹ năng cấp 3 thì bạn không cần thi kỹ năng đặc định khi tham gia chương trình nữa.
ĐÚNG NGÀNH | TRÁI NGÀNH | |
CÓ BẰNG kỹ năng cấp 3 | KHÔNG THI kỹ năng đặc định | PHẢI THI kỹ năng đặc định |
CÓ BẰNG kỹ năng cấp 3 nhưng thời gian làm việc dưới 2 năm 10 tháng | PHẢI THI kỹ năng đặc định | |
KHÔNG CÓ BẰNG kỹ năng cấp 3 | KHÔNG THI kỹ năng đặc định nếu có giấy xác nhận từ công ty cũ |
Luật Nhật Bản không bắt buộc Thực tập sinh phải về nước. Tuy nhiên sẽ phụ thuộc vào công ty phái cử có yêu cầu bạn phải về nước thanh lý hợp đồng hay không.
Liên hệ với tổ chức hỗ trợ hoặc cơ quan phái cử đã đưa bạn đi.
Hoặc có thể liên hệ Cục lao động ngoài nước; Đại sứ quán, lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật Bản.
Thực tập sinh về nước trước hạn với lý do chính đáng vẫn có thể tham gia chương trình kỹ năng đặc định. Tuy nhiên, nếu mắc phải các trường hợp về nước trước hạn do vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật,…tại Nhật thì không thể tiếp tục quay lại ở chương trình mới này.
Quy trình đào tạo của công ty LOD đối với các ứng viên có/không có trình độ tiếng Nhật như sau:
CÓ BẰNG kỹ năng cấp 3 | KHÔNG CÓ bằng kỹ năng cấp 3 | |
CÓ N4 trở lên |
|
|
KHÔNG CÓ N4 |
|
|
Nếu thi rớt, ứng viên có thể đăng ký thi lại |